Chức năng, nhiệm vụ Khoa Điện - Điện tử


CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

I. CHỨC NĂNG

- Nghiên cứu khoa học, xây dựng phương pháp giảng dạy, học tập.

- Tổ chức dạy học, thực hành, thực tập nghề trong nhà trường theo chương trình.

- Tổ chức thực hiện tốt các kế hoạch, chỉ thị, nghị quyết của Trường, của cấp trên trong phạm vi toàn Khoa.

II. NHIỆM VỤ

- Xây dựng chương trình kế hoạch giảng dạy, học tập và chủ trì tổ chức quá trình đào tạo một hoặc một số nghề. Tổ chức quá trình đào tạo và các hoạt động giáo dục khác theo chương trình, kế hoạch giảng dạy chung của Nhà trường.

- Tổ chức các hoạt động khoa học và công nghệ, khai thác các dự án hợp tác quốc tế phối hợp với các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở sản xuất, kinh doanh, gắn kết đào tạo với nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội.

- Quản lý chất lượng, nội dung, phương pháp đào tạo và nghiên cứu khoa học. Quản lý đội ngũ giáo viên – nhân viên của khoa theo phân cấp một cách hiệu quả.

- Tổ chức biên soạn chương trình, giáo trình môn học, nghề học của khoa mình do Hiệu trưởng giao.

- Tổ chức nghiên cứu phương pháp giảng dạy học tập, đề xuất phương án xây dựng kế hoạch trang thiết bị bổ sung.

- Xây dựng kế hoạch và quản lý chương trình thực hành, thực tập các nghề do Hiệu trưởng phân công, nghiệm thu đánh giá các đề tài.

- Xây dựng quy chế sử dụng tài sản, thiết bị của Khoa, bảo quản thiết bị vật tư, máy móc. Thường xuyên đánh giá chất lượng, giá trị sử dụng các trang thiết bị, có kế hoạch mua sắm và tận dụng hết khả năng công suất các loại thiết bị máy móc, tránh hư hỏng, mất mát, lãng phí do Khoa quản lý.

- Chịu trách nhiệm quản lý, bảo trì các thiết bị, dụng cụ dạy học và các tài sản của khoa, của các tổ bộ môn; lập kế hoạch đề xuất Hiệu trưởng thanh lý tài sản, thiết bị của Khoa đã hết hạn sử dụng theo nguyên tắc và quy định Nhà nước.

- Lập kế hoạch, xây dựng phát triển thiết bị dạy nghề theo hướng hiện đại của Khoa nghề theo từng năm học; Lập kế hoạch vật tư cho công tác thực hành, thực tập vào mỗi đầu học kỳ và năm học.

- Nghiên cứu triển khai các mô hình học cụ để phục vụ công tác giảng dạy và học tập.

- Xây dựng kế hoạch, quản lý, hướng dẫn cho HS-SV thực hành tại xưởng trường; Liên hệ với các Nhà máy, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để đưa HS-SV đến thực tập tốt nghiệp.

- Tổ chức chỉ đạo các kỳ thi, kiểm tra định kỳ, kết thúc môn học, kết thúc học kỳ, kết thúc năm học và khóa học, đánh giá lực học của HSSV.

- Định kỳ tổ chức sinh hoạt chuyên môn để nhận xét đánh giá công tác giảng dạy, học tập, công tác giáo dục HS-SV, công tác chủ nhiệm lớp và triển khai kế hoạch đào tạo thời gian đến.

- Xây dựng kế hoạch, quản lý và tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho đội ngũ giáo viên giảng dạy, cán bộ, nhân viên và HS-SV thuộc khoa mình quản lý.

- Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên, giáo viên và nhân viên thuộc khoa và bộ môn theo kế hoạch của khoa.

- Thực hiện chế độ báo cáo kết quả học tập của HS-SV và kết quả đào tạo, giáo dục định kỳ và đột xuất.

(cập nhật 01/06/2015)

 

Cơ quan chủ quảnTổng cục Giáo dục nghề nghiệp

Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất

:

QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

Điện thoại: (0255) 6525.940
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

TUYỂN SINH VIỆC LÀM VÀ TRUYỀN THÔNG

Điện thoại: (0255) 2212.738
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH

Điện thoại: (0255) 2213.123
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Hình ảnh

showshowshowshowshowshowshowshowshowshowshowshow